Nguyễn Diệu Linh, sinh năm 1998, là giáo viên tại trường Mầm non Bình Minh, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Cuộc sống vùng cao khó khăn song Diệu Linh chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Lớp của cô Nguyễn Diệu Linh (giáo viên trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) nằm ở lưng chừng con dốc, chênh vênh giữa núi rừng. Một mình cô giáo trẻ chăm sóc 25 trẻ mầm non.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Hình ảnh chiếc xe máy bám bùn, mắc kẹt giữa con đường đất được Diệu Linh chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút nhiều sự chú ý. Cô giáo 9X tâm sự đã quen với tình trạng này trong suốt 2 năm dạy học ở đây. Trời mưa, đường trơn khó đi nhưng Linh không ngại.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
“Nhiều lần mình bị ngã, vẫn phải lau nước mắt, dắt xe rồi cố đi bộ về điểm trường. Đường đi khó khăn nên hiếm khi đi mua thực phẩm ở dưới huyện. Đồ tươi chỉ để được 1, 2 ngày, hết thức ăn, mình phải ăn đồ khô, rau cỏ đi xin dân bản”, Linh nói.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Năm 2016, Diệu Linh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, song cô chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi ngành học đã chọn. Thời gian đầu, 9X xin vào làm tại một số trường mầm non tư thục. Vì kinh nghiệm còn ít, gặp nhiều áp lực, Linh xin nghỉ, chuyển qua làm nhân viên tại siêu thị. Nhưng cái duyên với nghề gõ đầu trẻ bất ngờ lại đến khi Linh nhận thông báo được tuyển làm giáo viên mầm non tại xã Trạm Tấu.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
“Nhà mình ở Yên Bái nên cũng muốn có công việc ổn định, lại gần gia đình. Hơn nữa, mình sinh ra, lớn lên tại huyện vùng cao, bản thân hiểu được cuộc sống khó khăn của trẻ em nơi đây nên muốn góp sức, giúp ích cho cộng đồng, xã hội”, cô giáo trẻ nói.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Dẫu đã tưởng tượng trước sự vất vả, Linh không nghĩ cuộc sống thực tế lại khắc nghiệt gấp nhiều lần như vậy. Nhớ lại những ngày đầu đi làm, Linh khóc vì nhớ nhà. Lại thêm không biết tiếng phổ thông, cô không giao tiếp được với ai. Điện nước thiếu thốn, sóng mạng chập chờn, khó khăn đủ thứ khiến 9X nhiều lần muốn bỏ cuộc.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
“Nhiều lúc, mình muốn xin về dưới huyện, vừa gần nhà, vừa để ổn định chuyện chồng con, nhưng ở mãi thành quen. Mình xuống bản dạy học, đến cuối tuần mới tranh thủ về thăm bố mẹ, bạn bè hoặc tham gia những chuyến thiện nguyện cùng địa phương”, Linh chia sẻ.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Cô giáo trẻ cho biết động lực lớn nhất giúp Linh bám trụ với nghề là tình yêu thương của học sinh. 9X nhớ nhất kỷ niệm lần bị đau bụng, được phụ huynh mang thuốc lá tới tận lớp tặng, các em học sinh vây quanh xoa bụng, đấm lưng giúp cô. “Người ở bản sống tình cảm. Các cô giáo lên vùng cao dạy học, họ rất quý, cho quà, cho rau. Nhiều khi cảm động, nước mắt mình cứ vậy trào ra, chẳng biết làm thế nào, chỉ biết cảm ơn họ thôi”.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Sau 2 năm về đây công tác, Linh trăn trở nhất vẫn là sự khó khăn về cơ sở vất chật và nhân lực thiếu thốn. Học trò của Linh, nhiều em không có quần áo mặc, không có dép đi. Hơn nữa, vì thiếu giáo viên, cô không thể sát sao, chăm sóc đầy đủ cho từng em.

Tâm sự của cô giáo rời thành phố, lên bản dạy học
Nữ giáo viên chia sẻ cần nhất vẫn là lòng kiên trì, bởi nếu không có tình cảm thực sự sẽ không thể trụ lại được nơi còn nhiều gian khó. Nói về dự định thời gian tới, Linh cho biết cô vẫn sẽ cố gắng “bám nghề”, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.